Chủ đề: lau dọn và bài trí ban thờ ngày Tết

(bodetam.vn) – Bài phỏng vấn Tiến sỹ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA rất ý nghĩa về thủ tục lau dọn, trang trí bàn thờ để độc giả của Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm tham khảo.

Lau dọn, trang trí ban thờ

LAU DỌN BÀN THỜ DỊP TẾT NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Câu hỏi phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Thế Khanh về việc lau dọn ban thờ ngày Tết và bày bàn thờ gia tiên đúng cách theo nghi thức TÂM LINH

Lau dọn ban thờ ngày Tết

1) Chuẩn bị bước sang Năm Mới, các gia đình thường tổ chức lau dọn ban thờ. Xin ông cho biết khi nào có thể bắt đầu tiến hành lau dọn ban thờ đón Năm Mới?

Việc lau dọn bàn thờ không nhất thiết phải chọn vào thời gian nào, mà điều quan trọng là phải giữ cho bàn thờ luôn luôn thanh tịnh, gọn gàng quanh năm, do vậy bất kỳ khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm, chưa được thanh tịnh thì phải lập tức lau dọn ngay, cũng như tinh thần nhà Thiền: “đói đến thì ăn, mệt thì ngủ , sai thì sửa tức khắc , bẩn thì lau rửa liền..”, như câu dân gian thường nói đừng nên “đau đẻ lại phải chờ sáng trăng” !!!

2) Trước khi dọn ban thờ cần phải làm lễ thắp hương khai báo với tổ tiên không thưa ông? Và nếu có thì lễ gồm những gì và lời khấn ra sao? Sau khi khấn bao lâu có thể bắt đầu công việc lau dọn?
Khi thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì lập tức phải khởi tâm xin phép lau dọn ngay

Trước khi lau dọn, cũng không nhất thiết phải thắp hương, mà chỉ cần chắp tay lễ trước bàn thờ khấn rằng: “Tín chủ tên là…, vì chưa chu đáo nên để bàn thờ bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối và kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiên thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ. Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…

Chú ý, nước cắm hoa nên thay liên tục , tránh việc để cho nước trong bình hoa bị thối rữa , bốc mùi tanh hôi.

Sau khi lau dọn bàn thờ xong, thì thay nước thanh tịnh, thắp đèn (hoặc nến), thay hoa tươi, và thắp hương. Nên chọn các loại hương thơm không có hóa chất, bởi nếu thắp hương có hóa chất thì chính là mình đã tạo tra môi trường độc hại cho gia đình mình và cho những người đến dâng lễ.

3) Các bước cơ bản trong việc lau dọn ban thờ?

Khi lau dọn bàn thờ, chú ý lay dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong góc gách. Khi lau chùi tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương…Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương…thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đấu.

Nên thường xuyên tỉa các chân hương (chỉ để lại 3 chiếc chân hương là được ), không nên để nhiều chân hương vì như vậy bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bậm. Nếu bát hương bị rác, bàn thờ bụi bậm thì gia chủ dễ bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở , hắc lào, viêm da, xạm da…. Đối với các bức tượng bằng đồng, thì không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất, để tránh cho đồng khỏi bị ô xi hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Khi sạch bụi rồi thì bước tiếp theo là thay nước ở các bình hoa và thay nước cúng.
Hoa đã héo hoặc đã tàn cần phải thay ngay.

4) Ông có thể hướng dẫn cụ thể cách lau dọn bát hương đúng cách?

-Lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch , không xoay hoặc sai vị trí của bát hương, Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước Khi lau bụi quanh bát hương thì đồng thời cũng nên tỉa chân hương, chỉ cần để lại 1 hoặc 3 cái chân hương thôi.
Khi thắp hương thường xuyên, bát hương bị đầy tro thì nên xúc bớt đi để tránh việc bụi bị rơi ra bàn thờ .

5) Đâu là cách hóa chân hương đúng thưa ông?

Khi chân hương nhiều thì nên tỉa bớt và hóa chân hương đó đi. Tro của các chân hương để cho nguội rồi bón cho cây cũng được.

Khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay, hoặc đặt lịch định kỳ bao nhiêu ngày sẽ lau môt lần, không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp gần tết mới lau dọn.

Nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm . Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác. Đó là sự mê tín và có ý để chứng tỏ rằng “ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng…’.

Đứng về mặt Tâm linh thì sự “chưng diện” đó chỉ chứng minh rằng tín chỉ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao…

Việc thờ cúng là để tỏ tâm thành hiếu nghĩa , tri ân đối với gia tiên, tiền chủ, thần linh hộ pháp, rất cần phải khiêm tốn , cũng giống như dâng cơm báo hiếu cha mẹ thì chẳng ai lại dám kể lể kể công. Do vậy bài trí bàn thờ nên tránh việc rơi vào hình thức bề ngoài, hào nhoáng để chưng diện với thiên hạ là chính mà quên mất điều cơ bản là TÂM THÀNH.

>> Ý nghĩa của Ban thờ và không gian thờ trong nghi thức tâm linh

.
Bày bàn thờ gia tiên đúng cách

 

1) Xin ông cho biết trên bàn thờ gia tiên cần bày những thứ gì?

Bày bàn thờ gia tiên , ngoài những thứ như hoành phi, câu đối, tượng hoặc ngai thờ, khám thờ, bài vị , ảnh, lư hương, đỉnh đồng,,..(tùy theo hoàn cảnh ), thì có những thứ không thể thiếu như :

1 Bát hương (dùng hương thơm không có hóa chất)
2. Nước tinh khiết, thanh tịnh
3. Đèn nến.
4. Thoáng khí, không gian thanh tịnh, trang nghiêm.

Thực ra, trong 4 thứ nêu trên là tứ đại (đát, nước, lửa, gió), chính là tượng trưng cho tấm thân tứ đại của chúng ta. Cơ thể sinh học của con người (theo giáo lý của nhà Phật) được tập hợp bởi 4 thứ gọi là THÂN TỨ ĐẠI. Những phần cứng như xương thịt tóc…tượng trưng cho Đất; phần chất lỏng như máu, nước mắt, nước tiểu, nước dãi, mồ hôi…tượng trưng cho Nước , phần nhiệt lượng trong cơ thể tượng trưng cho Lửa, phần không khí tượng trưng cho Gió. Bốn đại lượng này hợp với Tướng Không (gọi là Không Đại), hợp với Ý Đại, Thức Đại thành Thất Đại (7 đại lượng).

Khi ta giác ngộ được 7 đại lượng này thì mới quý , mới thiêng liêng và mới được chuyển thành THẤT BẢO (là 7 thứ quý trong vũ trụ, còn gọi là Tháp Bảy báu hiện lên trong không trung – đó mới là linh thiêng)

5. Đồ dâng cúng (Hoa quả, tịnh tài, tịnh vật, cỗ bàn, bánh trái, trầu cau…) Các thứ này tượng trưng cho lòng thành hiếu kính của con cháu, tín chủ cúng dâng cho gia tiên, tiền chủ, thần linh, hộ pháp, nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho quy luật NHÂN – DUYÊN – QUẢ trong vũ trụ, đồng thời cũng mang ý nghĩa TRI ÂN (ăn quả nhớ người trồng cây), dâng cúng hồi hướng công dức cho những bậc tiền nhân

Bàn thờ Phật chỉ cần hoa tươi quả ngọt, bánh trái thanh tịnh là được(đó là những vật dụng thanh khiết và đẹp đẽ nhất của trần gian)

Cúng Phật là thể hiện sự tri ân, thành kính để Phật Chứng minh và NGUYỆN LÀM THEO LỜI PHẬT DẠY (giống như lễ tết thày cô giáo vậy) chứ không phải để cho Phật ăn uống, hưởng thụ, bởi Phật là bậc đại Giác ngộ, công đức vô lượng, CHƯ PHẬT KHÔNG CÓ ĐÓI KHÁT, nên không bao giờ mong cầu sự cúng kính của chúng sinh. Nếu Phật còn đói khát, mong cầu sự cúng kính thì làm gì còn linh thương mầu nhiệm nữa.

Cách bài trí trên bàn thờ phải làm sao cho đẹp và tiện sử dụng. nếu có đỉnh đồng thì đặt bên trong bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Bát hương có thẻ kê cao hơn bằng các kệ đỡ bát hương, đặt ở chính giữa bàn thờ , sao cho khi thắp hương thì vừa tầm tay với, bát hương nên kê cao tối thiểu phải từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng thì có vẻ bất kính.
Lọ lộc bình, lọ hoa , hạc đồng, cây nến…để ở hai bên.

Phía trước bát hương có thể để mâm ngũ quả (hoặc để 2 mâm hoa quả , bánh trái sang hai bên), phải có ấm nước và 3 hoặc 5 chiếc chén nhỏ.

Những điều nên và không nên trong việc bày ban thờ ngày Tết?

Không nên bày các đồ tanh hôi, sát sinh , hoa quả cũ thối rữa lên bàn thờ, vì như vậy sẽ không còn trang nghiên thanh tịnh nữa

Chỉ nên cúng tịnh tài (tiền thật) tịnh vật (đồ cúng phải la đồ thật, còn mới), không nên cúng đồ cũ , đồ mã, tiền giả…

Mâm ngũ quả thường bài trí bằng 5 loại quả khác nhau, đủ các màu sắc , sao cho đẹp và trang nghiêm. Có thể cắm thêm cành đào, cành mai và đèn nháy để bàn thờ thêm lung linh, huyền diệu .
Ngày tết, rất nên chú trọng việc bày biện các đồ thờ, tránh bày đồ mã, đồ dễ cháy trên bàn thờ để đề phòng hỏa hoạn,

Điều quan trọng là khi khấn lễ, cúng dâng thì tâm tín chủ phải thanh tịnh, (thường người ta phải sám hối cho tâm thanh tịnh sau đó mới dâng lời tắc bạch), đồng thời xin phát nguyện làm những điều lành để hồi hướng công đức cho tổ tiên, cha mẹ và người thân

Xin cảm ơn ông !

 

https://www.facebook.com/bodetam.net/

 

>> 5 BÍ QUYẾT TẠO PHONG THUỶ BAN THỜ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *