“Long thành lão nhân” Nguyễn Văn Bách tặng chữ Bồ Đề Tâm

Long thành lão nhân Nguyễn Văn Bách là một cây đại thụ trong nền Thư pháp Việt Nam được biết đên với tên hiệu “Long Thành lão nhân”, là người đã viết 3 chữ Văn Miếu Môn trên cổng Tam Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cụ Tinh thông y học, một đời bốc thuốc cứu người, uyên thâm Hán học, đã dịch nhiều tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Trãi, Ngô Quang Bích, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là người đã để lại bút tích của những công trình văn hóa quan trọng nhất của đất nước.

Đầu tháng 4, Tôi có dịp đi cùng người bạn tới thăm cụ ở ngõ 49 Tràng Tiền. Ở đây người ta vẫn trìu mến gọi cụ là lương y Bách. Ít ai biết cụ là một cây đại thụ trong nền Thư pháp Việt Nam được biết đên với tên hiệu “Long Thành lão nhân”, là người đã viết 3 chữ Văn Miếu Môn trên cổng Tam Quan  Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cụ Tinh thông y học, một đời bốc thuốc cứu người, uyên thâm Hán học, đã dịch nhiều tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Trãi, Ngô Quang Bích, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là người đã để lại bút tích của những công trình văn hóa quan trọng nhất của đất nước.

Ngoài cửa mùi thuốc bắc thơm nhẹ nhàng lảng bảng, lên cầu thang gỗ nhỏ là tới phòng cụ. Nhẹ nhàng gõ cửa, nhẹ nhàng vào phòng, chúng tôi thấy cụ đang ngồi ngoài hành lang đọc sách bên ấm trà, bạn tôi bảo thi thoảng đến thăm cụ nếu thấy cụ đang nghỉ thì nhẹ nhàng ra về, hôm nay là dịp may cũng là chữ Duyên cho tôi được gặp và hầu chuyện cụ. Mặc dù tuổi đã cao nhưng cụ vẫn còn rất mẫn tuệ, trong các câu chuyện cụ kể tôi thấy được sự sâu sắc, hóm hỉnh của một nhà nho.

Nét chữ của cụ uyển chuyển, bay bổng và quan trọng là mang cả thần thái nữa. Cụ bộc bạch những người đến xin chữ cụ có đủ thành phần từ quan chức, doanh nhân đến những học giả, rồi giới nghệ sỹ… Người thì xin chữ Phúc, chữ Tâm, có người là quan chức về hưu lại xin chữ Thanh thể hiện sự thanh đạm, thanh tao của một người đã về ở ẩn không màng đến thế sự. Lại có người xin vài câu đối để treo trong từ đường, trong nhà thờ tổ, cũng có người cầu kỳ hơn lại làm chữ bằng đồng lồng khung kính một cách trang trọng. Cụ đã có tuổi, sức khoẻ đã giảm nhiều nên ít có dịp xin cụ chữ mà được ngay, cũng bởi thư pháp cũng là một nghệ thuật, khi viết phải có hứng, phải nhấp một ly trà hay một chút rượu vang, tâm hồn phải thư thái khoáng đạt nét chữ mới có hồn, nếu không có cố viết cũng lại xé đi tốn giấy tốn mực. Do vậy có được nét chữ cụ viết thật là kỳ công, có người đợi cả tháng trời mà cụ vẫn chưa hoàn thành được.

Chia sẻ về tâm nguyện của người làm nghề hương, với mong muốn đem đến cho xã hội một sản phẩm thực sự an toàn, được chia sẻ phần nào với những mảnh đời khó khăn bất hạnh. Cụ rất ủng hộ và nhắc nhở về trách nhiệm xã hội của những người làm kinh doanh, đồng thời cụ nhận sẽ hoàn thành sớm nhất để tặng chữ cho Bồ Đề Tâm.

Ngay đêm hôm ấy, thật bất ngờ cụ đã hoàn thành tác phẩm và cho gọi tôi đến lấy, tác phẩm được viết trên giấy nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng bay bổng, nho nhã như chính cuộc đời của cụ vậy. Tôi trân trọng cảm ơn cụ, ngồi đàm đạo thêm một chút rồi để cụ nghỉ, tôi ra về với một niềm vui nhẹ nhàng thanh thản, mong cụ luôn khoẻ để chúng tôi có nhiều cơ hội đến học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hoá, được chia sẻ những trăn trở với cụ về nhân tình thế thái, về triết lý nhân sinh ở đời.

Tác phẩm của cụ đã được treo trang trọng trong văn phòng công ty để mỗi người đến thăm, làm việc có thể chiêm ngưỡng, cảm nhận nét chữ tài hoa, để lại dấu in đậm cho nhiều thế hệ sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *