Tìm hiểu về Tổ nghề sân khấu và những điều kiêng kỵ

(bodetam.vn) – Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ngày 12/8 âm lịch hàng năm là ngày các nghệ sĩ đến thắp nhang cúng Tổ và tranh thủ ghé mỗi nơi một tí để tận hưởng không khí sôi động mà thiêng liêng vốn dành riêng cho nghề nghiệp của mình.

Giỗ tổ nghề sân khấu ngày 12/8 âm lịch hàng năm
Trong hậu trường sân khấu hát bội và cải lương, đoàn nào cũng có một trang thờ Tổ. Riêng với ngành hát bội, tuỳ hoàn cảnh của từng đoàn, với một trang thờ sơn đỏ, ngoài phủ màn che, bên trong có thờ một, hai hay ba cốt ông bằng gỗ vông, nhỏ hơn bé sơ sinh (giúp như búp bê trẻ con chơi), mặc quần trắng áo màu xanh, vàng hoặc đỏ, đầu chít khăn, được gọi là ông Làng. Câu chuyện mơ hồ, không thấy ghi chép ở 1 tài liệu đáng tin cây nào.
Tương truyền có một ông vua (không rõ tên) khô nối nghiệp, cùng hoàng hậu ngày đêm khấn cầu Trời Phật xin ban ân phúc. Mỗi khi làm lễ thì có người đóng vai linh thần, giả bay lên trời, vừa múa hát, dâng sớ cầu thượng đế cho trổ sanh hoàng nam. Hữu cầu tắc ứng, không bao lâu hoàng hậu thai nghén và sinh được hai trai. Nhà vua mừng quá, làm lễ tạ ơn Trời Phật, cho diễn lại lớp thần linh cởi mây lên thiên đình, có nhạc thiều đưa đi, có con hát ca xương. Từ đó, mỗi năm đều có lễ tạ ơn Một ban hát dành riêng cho cuộc lễ, lại cũng dùng để giúp vui trong cung.
Hai vị hoàng tử lớn lên thích xem hát, mỗi ngày cứ ở bên bội đình, có khi quên ăn quên ngủ. Lâu ngày vóevõ mình gầy, thấy thế vua cha không cho xem hát nữa. Đêm nọ, hai vị hoàng tử lén vua cha, ôm nhau trong xó buồng hát, không ai để ý. Khi vãn hát, thấy vắng con, nhà vua sai thị thần đi kiếm thì gặp hai cậu ôm nhau, nhưng bấy giờ, phần bệnh, phần mệt nên kiệt sức bất tỉnh và chết luôn. Sau đó, ban hát thấy nhị hoàng thường hiện về xem hát. Con hát biết là linh hiển, lập bàn thờ, phụng kính là Tổ, cầu chì là được như ý nguyện. Thờ ông hoàng, nhưng lâu ngày, cũng có lẽ cố ý tránh, nên gọi trại ra ông Làng.
Người ta lập trang thờ Tổ, tạc tuợng thờ rất tôn kính và sùng bái. Mỗi lần sắp bước ra sân khấu, đào kép phải trịnh trọng đến ngai Tổ, xá ba xá, cầu xin hát được vuông tròn. Mỗi lần diễn lớp sinh đẻ, cô đào vội thỉnh một vị ra sân khấu giả làm hài nhi. Người ta không cho đó là phạm thượng vì nghĩ rằng, nhị hoàng rất ham vui khi được góp mặt ra sân khấu diễn trò. Một đều đáng suy nghĩ về truyền thuyết hai ông hoàng bé con mê xem hát mà chết mòn bên sân khấu và các đoàn hát lập trang thờ Tổ tạc tượng hai ông, có phải đã nói lên cái ý nghĩa : ngủ đi hát ngày xưa đã quý trọng và đặt vị trí khán giả của mình lên đến mức thần tượng ?
Ngoài truyền thuyết về ông Tồ như kể trên, nguôi đi hát còn gom chung tất cả những vị Tổ, vị sư của các ngành nghề có liên quan đến nghề nghiệp của mình, nhất là các bậc tiền nhân, danh hài của sân khấu đều phụng kính là Tổ. Vì thế, có một số đoàn đã thờ 12 ông, gần các vị Tổ của 12 ngành nghề, gọi chung là thập nhị công nghệ (múa, hát, y, mộc, đi buôn, rèn, v.v…). Hàng năm, cứ đến ngày 11, 12 tháng 8 âm lịch, tất cả các đoàn hát đều tổ chức lễ giổ Tổ một cách hết sức trọng thể để tưởng nhớ để tưởng nhớ đến tiền nhân khai khai sáng nghề nghiệp, đồng thời có dịp gặp lại nhau những bạn hữu xa gần, sau một năm dài làm nghệ thuật và lo cho cuộc sống.
Đạo diễn NSƯT Hoàng Quỳnh Mai lần đầu cúng tổ sân khấu tại Ban Ái hữu Nghệ sĩ TP.HCM – Ảnh: H.K
Trong một bài vị thờ Tổ của một gánh hát, tôi đã đọc bốn chữ giữa là Tiên Sư Tổ Sư, còn có ghi hai câu đối :
Tổ truyền thiện nghệ thiên thu thịnh,
Sư giáo tài năng vạn đại xuân
Nội dung hai câu ấy nói lên lòng nhớ ơn người đi hát với các bậc Tổ sư truyền lại cho đời sau một nghề nghiệp đáng quý trọng. Trong lời khấn của bạn hát trước bàn thơ nhân ngày Giổ Tổ của mình đã nhắc đến hầu hết những người có công ơn đối với họ:
”Cung thỉnh chư vị Tổ Sư, Thánh Sư, Tiên Sư, Tam giác đạo sư, Thập nhị công nghệ, Lão lang đại thần, Tiền hiền, Hậu hiền…cảm ứng chứng minh” tức là các bậc Thánh , Hiền, Tổ, Sư , những nhân tài xuất chúng, những bậc thầy các ngành nhạc, mộc, dệt , rèn, thuốc, đi buôn, múa, kể cả những đồng nghiệp quá cố.
Tóm lại, lòng tôn trọng của những người đi hát đối với ông Tổ của mình, biểu hiện tấm lòng “tôn sư trọng đạo”, đức tính “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” vốn là truyền thống của nhân dân ta.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỚI NGHỆ SỸ THEO QUAN NIỆM NGƯỜI XƯA
Để duy trì sự ổn định nội bộ trong đoàn hát, người xưa đã đặt ra những quy định, những điều cấm kỵ và mượn ông Tổ làm vị thần linh giám sát chặt chẽ mọi hành vi tốt xấu của mọi người để thưởng phạt rất công minh. Ai siêng năng, chuyên cần thì được “Tổ độ”, quậy phá thiếu nghiêm túc thì bị “Tổ trác”, hổn láo, xấc xược với cô bác, bạn bè thì bị “Tổ phạt”, hay nặng lắm thì bị “Tổ lấy nghề”, già yếu bệnh tật đến nổi phai đi xin ăn, hoặc điên loạn thì bị coi là “Tổ hành”, gần chết mà hát nghêu ngao, người ta cho là “hát trã nghề cho Tổ”. Ai cũng kính Tổ là có quyền uy tuyệt đối, đi ngang chổ thờ Tổ phải cúi đầu, bước từng bước nhẹ nhàng, không được động đến lưu hương hay đồ cúng.
Từ chuyện ông Tổ, rất nhiều điều kiêng cữ, mới nghe có khi tưởng là vô lý nhưng suy nghĩ kỹ thì vẫn hợp tính khoa học.
–  Trong giờ hoá trang chuẩn bị ra tuồng, hậu trường PHẢI GIỮ YÊN TĨNH, không được cười đùa giỡn hớt, nói năng thô tục, huýt sáo,…nếu vi phạm sẽ bị Tổ phạt. Đó là một yêu cầu chính đáng để diễn viên bình tâm, tập trung suy nghĩ cho nhân vật của mình trước khi vào cuộc biểu diễn.
–  CẤM trẻ con, khán giả vào buồng hát MANG THEO TRÁI THỊ vì sợ ông Tổ bỏ buồng hát đi theo ra ngoài, gây trở ngại cho cuộc biểu diễn. Giải thích điều này có người cho rằng mùi thơm của trái thị, gây sự chú ý cho diễn viên, khiến họ mất tập trung , nên phải ngăn cấm như vậy.
–  Để bảo vệ các nhạc khí, người xưa có điều NGHIÊM CẤM: ngoài giờ hát, không ai được ĐỘNG ĐẾN TRỐNG CHIÊN, TRỒNG KỲ, TRỐNG CƠM (trừ trường hợp phải dùng trống chiên để báo hiệu lệnh riêng: họp toàn đoàn, để phân vai hay làm việc chuyên môn, hoặc báo giờ ăn cơm). Để lệnh cấm có thêm trọng lượng, người ta bảo rằng các trống là bộ phần trong cơ thể ông Tổ, cho nên ngoài giờ hát, trống cơm phải đem giao cho ông nhưng làm gối kê nằm ngủ. Giữ gìn chặt chẻ như vậy cũng là hợp lý thôi vì các trống hát nếu bị hỏng , rất khó sửa chữa khắc phục, nhất là đang lúc biểu diễn hoặc đang ở vùng xa xôi.
–  Người đi hát bị CẤM ĐI GUỐC VÔNG, với lý do cây vông dùng tạc tượng làm cốt ông Tổ, nếu lấy gỗ mang dưới chân, đạo đồ ô uế, có tội với Tổ. Thật ra, thời ấy, đa số đào kéo đều đi chân không (khi diễn mới mang hia, hài), nếu mang guốc đi cồm cộp trên sân khấu, ai mà chịu nổi!…
NSND Đinh Bằng Phi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *